Vai trò của nhựa trong đời sống con người

     Ngày nay nhựa là một vật liệu quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất. Đâu đâu chúng ta cũng thấy sự có mặt của nhựa, từ những chi tiết nhỏ như ghế, nón bảo hiểm, bàn chải đánh răng,… cho đến các bộ phận lớn như máy móc, thiết bị,… Nhựa công nghiệp đã mang đến cho cuộc sống chúng ta những sản phẩm tiêu dùng tiện dụng mà lại ít tác động xấu đến môi trường.

Lịch sử phát triển của nhựa


     - Năm 1970 nhựa nhân tạo đầu tiên ra đời, có tên là Bakelite.

     Năm 1930 ni lông được tìm thấy, lúc đó nó có tên gọi là Polyamide 66.

     Năm 1939, vớ ni lông được tung ra thị trường và sử dụng phổ biến.

     Những năm 40 của thế kỷ 20, silicon có nguồn gốc là nhựa được trộn lẫn với axit boric tạo thành một hợp chất có độ đàn hồi tốt hơn cao su đến 25%.

     Năm 1950, Polyethylene trọng lượng cao được phát hiện và ngày nay dùng trong những chai sữa bằng nhựa. Cũng thời gian này, Polypropylene được tìm thấy.

     Từ những năm 1960, nhựa trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Cho đến nay nhựa đã trở thành một vật liệu không thể thiếu hàng ngày. Từ truyền thông, giải trí, sức khỏe, đến bảo tồn năng lượng trong vận tải và sử dụng năng lượng mặt trời, nguồn nước và sức gió, nhựa đang đóng vai trò chính  trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta và phúc lợi xã hội trong tương lai.

Vai trò của nhựa đối với cuộc sống con người


     Nhựa công nghiệp là vật liệu thân thiện đối với môi trường, có thể tái chế tái sử dụng. Nhựa làm tăng năng suất sử dụng năng lượng, giảm hao hụt, tăng tốc độ sử dụng nguyên liệu,… Ngành nhựa công nghiệp giúp chúng ta phát triển ngày càng nhiều mặt hàng có chất lượng, giảm áp lực vào việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể:

     Tạo ra nguồn năng lượng mới: Từ nguyên liệu polycarbonate, tạo ra nguồn năng lượng tái sử dụng được. Đồng thời chế tạo ra nguồn năng lượng mặt trời nhằm tiết kiệm chi phí tối đa cho người sử dụng

     Tiết kiệm và lọc nước: Nhựa được ứng dụng trong việc xây dựng bể nước và dự trữ nước, nhằm tạo ra một thiết bị đựng nước an toàn và tiện dụng.

     Nhựa giúp tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng và tài nguyên thiên nhiên: Máy bay và xe được làm từ các nguyên liệu hỗn hợp, giúp chúng trở nên nhẹ nhàng và an toàn. Do sử dụng ít năng lượng nên giảm thiểu tối đa khí thải – nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính. Nếu không có nhựa, các gói hàng hóa sẽ rất nặng, từ đó gia tăng chi phí sản xuất, năng lượng sử dụng cũng như lượng chất thải.

     Có thể tạo ra các vật liệu khác nhau: Bắp, mía và lúa mì có thể được dùng như nguồn nguyên liệu ban đầu sản xuất nhựa, vì thế sẽ là giảm sự phụ thuộc vào những nguồn tài nguyên sản xuất nhựa không phục hồi được.